Menu
Chuyên môn / Làm đẹp

TẤT TẦN TẬT VỀ HOẠT CHẤT RESORCINOL

Resorcinol là chất peel vì chúng có khả năng loại bỏ tế bào sừng trên bề mặt da. Vì thế, hoạt chất này thường được sử dụng trong trị mụn.

Tổng quan về resorcinol

Resorcinol là một trong 5 thành phần được bộ y tế công nhận là thành phần trị mụn không kê đơn, và những thành phần khác là axit salicylic, benzoyl peroxide, lưu huỳnh và adapalene (0.1%). Tuy nhiên, do những tác dụng phụ nghiêm trọng, resorcinol thường không xuất hiện riêng lẻ mà thường kết hợp với lưu huỳnh trong sản phẩm trị mụn.

Resorcinol được cấp phép sử dụng trong sản phẩm trị mụn không kê toa
Resorcinol được cấp phép sử dụng trong sản phẩm trị mụn không kê toa

Resorcinol có ở 2 dạng bao gồm trong sản phẩm trị mụn không kê đơn và chất peel da hóa học. Trong sản phẩm không kê đơn thường được sử dụng ở nồng độ 2%, còn trong chất peel ở mức 50%. Tuy nhiên nồng độ này rất nguy hiểm nên thường ở mức 5%-25%.

Resorcinol trong điều trị mụn

Đối với làn da bình thường, tế bào chết sẽ bong ra khỏi da. Nhưng đối với da mụn. tế bào chết sẽ dính lại với nhau do nhờn. Vì thế chúng gây tắc nghẽn nang lông từ đó gây mụn.

Thường sử dụng trong peel da để loại bỏ tế bào chết và ngăn bít tắt
Thường sử dụng trong peel da để loại bỏ tế bào chết và ngăn bít tắt

Vì thế, đối với da mụn, tẩy tế bào chết thường xuyên giúp da khỏe mạnh. Và công dụng chính của Resorcinol trong trị mụn chính là ngăn ngừa bít tắc nang lông.

Mức độ hiệu quả của resorcinol phụ thuộc vào nồng độ của nó. Nồng độ càng cao thì hiệu quả càng cao.

Chúng thường được sử dụng ở nồng độ từ 2%-50%. Ở nồng độ mạnh hơn 10% chúng đạt hiệu quả tốt nhất. Nhưng cũng gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng.

Kem chấm mụn Revskin kết hợp Resorcinol và Axit Salicylic 2%
Kem chấm mụn Revskin kết hợp Resorcinol và Axit Salicylic 2%

Đối với những sản phẩm trị mụn không kê đơn, Resorcinol thường ở nồng độ 2%, gây ít tác dụng phụ và có thể sử dụng hàng ngày.

Tham khảo sản phẩm RevSkin Acne Cream tại đây

Những nghiên cứu chứng minh hiệu quả của Resorcinol

Các nhà khoa học này không thực nghiệm trên resorcinol nguyên bản mà sử dụng một sản phẩm peel để kiểm chứng. Sản phẩm peel da hoá học Jessner’s solution có thành phần chính là Resorcinol. Và thành phần chính của nó là Resoricinol 14%, axit salicylic 14% và axit lactic 14%.

Sản phẩm chứa Resorcinol  được sử dụng trong nghiên cứu
Sản phẩm chứa Resorcinol được sử dụng trong nghiên cứu

Và để so sánh hiệu quả, các nghiên cứu đã so sánh với peel da bằng glycolic và axit salicylic. Cả hai chất này đều là những thành phần phổ biến trong trị mụn. Và kết quả đánh giá, Jessner’s solution đạt kết quả trị mụn tương tự.

Tác dụng phụ

Tác dụng phụ chính của resorcinol khi sử dụng ở nồng độ thấp hơn 30%. Bao gồm cả sản phẩm không kê đơn, cũng như một sản phẩm peel da do chuyên da khuyên dùng:

  • Kích ứng da
  • Đỏ da
  • Lột da quá mức
  • Tăng sắc tố da, đặc biệt ở người Châu Á

Và đối với sản phẩm không kê đơn, tác dụng phụ ít nghiêm trọng hơn và không quá rõ ràng.

Đỏ da và bong tróc là 2 tác dụng dễ gặp nhất khi sử dụng hoạt chất này
Đỏ da và bong tróc là 2 tác dụng dễ gặp nhất khi sử dụng hoạt chất này

Trong khi đó, resorcinol có nồng độ cao từ 30%-50%, tác dụng phụ có thể nặng nề hơn. Thậm chí có thể gây ra nhiễm độc toàn thân nếu hấp thụ vào máu.

Ngoài ra, vẫn có một số tác dụng phụ khó gặp khi sử dụng mỗi ngày ở nồng độ cao hoặc quá mức.

  • Đổ mồ hôi lạnh
  • Chóng mặt
  • Ngất xỉu
  • Nước tiểu chuyển sang màu tím đen
  • Cường giáp ( thay đổi cân nặng, nhịp tim, thèm ăn, đổ mồ hôi và yếu cơ)
  • Da chuyển sang màu xám

Độc tính toàn thân có thể quan sát khi vùng da sử dụng resorcinol trong thời gian dài bắt đầu xuất hiện vết loét hoặc tại các vùng da khác bị tổn thương. Điều này cho phép resorcinol thâm nhập vào máu. Mặc dù rất nghiêm trọng nhưng chúng rất hiếm khi xảy ra. Vi thế bác sĩ thường khuyên sử dụng ở nồng độ không quá 20%. Nếu muốn được sử dụng nồng độ cao, bạn nên tìm đến một chuyên gia để giám sát và xử lý các biến chứng khi cần thiết.


Nguồn tham khảo: Acne.org

No Comments

    Leave a Reply